Công ty CP Dược phẩm An Dược Việt

Polysaccharide là gì và tầm quan trọng trọng sức khỏe?

Polysaccharide là một loại đường chuyên biệt hay còn gọi là “đường đa”, có trong thực phẩm như: Yến mạch, lúa mạch, nấm, nấm men, nấm thực vật, vi sinh vật. Và loại đường này được ghi nhận là có tác dụng quý đối với sức khỏe con người. 

Polysaccharide là gì?

Polysaccharide là gì

Polysaccharide (hoặc polisaccarit) là một loại phân tử carbohydrate lớn được hình thành từ chuỗi các đơn vị monosaccharides liên kết với nhau qua mối liên kết glycosidic và có khả năng cung cấp năng lượng cho tế bào động vật cũng như là một phần cấu trúc quan trọng của tế bào thực vật.

Polysaccharide có thể chia thành hai loại chính dựa trên loại monosaccharide mà chúng chứa, đó là homopolysaccharides (chứa cùng loại monosaccharide) hoặc heteropolysaccharides (chứa nhiều loại monosaccharide khác nhau).

Hơn nữa, chúng có thể tồn tại dưới dạng chuỗi thẳng gọi là polysaccharide tuyến tính hoặc dưới dạng chuỗi có phân nhánh được gọi là polysaccharide phân nhánh.

 

Có mấy loại Polysaccharide?

  1. Polysaccharide tiêu hóa: Đây là các polysaccharide có khả năng tiêu hóa, chẳng hạn như tinh bột, được phân hủy trong miệng và ruột non qua một số bước trình tự tiêu hóa, cuối cùng tạo ra glucose có thể hấp thụ. Chúng cung cấp năng lượng, cung cấp khoảng 4 Calo (kilocalories) mỗi gram và cung cấp nguyên tử carbon cho tổng hợp các chất béo, protein và các chất khác trong cơ thể.

  2. Polysaccharide không tiêu hóa: Đây là các polysaccharide không thể tiêu hóa, chẳng hạn như chất xơ thực phẩm như xenluloza, chúng thúc đẩy sự di chuyển thức ăn qua đường ruột, duy trì tính đều đặn của ruột. Một số polysaccharide không tiêu hóa, ví dụ như inulin, còn có khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột.

 

Lợi ích của Polysaccharide đối với sức khỏe là gì?

Điều trị ung thư:

Điều trị ung thư

Polysaccharide đã được xác định trong các nghiên cứu tiền lâm sàng có khả năng làm giảm sự tăng trưởng của khối u và kéo dài sự sống cho bệnh nhân bằng cách kích thích hệ miễn dịch. Hoạt chất này cũng được sử dụng để kích hoạt sản xuất interferon, phục hồi tủy xương bị hư hỏng, tăng mức năng lượng và giúp giảm đau cho những bệnh nhân ung thư. Polysaccharides thường được sử dụng phối hợp với hóa trị liệu để tăng tỷ lệ sống sót sau điều trị ung thư.

 

Tăng cường hệ thống miễn dịch:

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Trong môi trường sống hàng ngày, cơ thể chúng ta luôn tiềm ẩn rủi ro từ nhiều vi khuẩn và virus có hại, sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể vào bất cứ lúc nào. Đặc biệt, trong những thời điểm khi bị bệnh, khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng tinh thần hoặc ở những người cao tuổi, chức năng miễn dịch thường giảm đi đáng kể so với trạng thái bình thường. Polysaccharides có khả năng thúc đẩy và điều tiết hệ thống miễn dịch. Điều này có nghĩa là chúng không chỉ kích hoạt tế bào miễn dịch mà còn tăng cường khả năng tiêu diệt của các tế bào miễn dịch, giúp nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể. Do đó, việc bổ sung Polysaccharides có tác dụng trong việc phục hồi và duy trì sức khỏe của hệ thống miễn dịch của cơ thể ở trạng thái bình thường.

 

Giải độc và làm sạch cơ thể:

Giải độc và làm sạch cơ thể

Polysaccharides tăng cường chức năng gan, giúp ngăn ngừa tình trạng xơ gan. Điều này giúp bảo vệ tế bào gan và duy trì hiệu suất hoạt động tối ưu trong quá trình loại độc và làm sạch cơ thể.

 

Thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào máu:

Giải độc và làm sạch cơ thể

Polysaccharides có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện chức năng sản xuất tế bào máu ở tủy xương. Đồng thời, chúng thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào hồng cầu, đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại bệnh ung thư máu. Do đó, hoạt chất này có hiệu quả đáng kể đối với những bệnh nhân đang trải qua giai đoạn điều trị cho ung thư máu.

 

Các thực phẩm giàu Polysaccharide

Nấm Vân chi ngoài tự nhiên chưa hàm lượng Polysaccharide rất cao

Việc bổ sung polysaccharide là vô cùng cần thiết đối với cơ thể. Nếu bạn thắc mắc polysaccharide có trong thực phẩm nào hãy tiếp tục theo dõi bài viết. Theo nghiên cứu khoa học, các loại nấm như:

Hàm lượng polysaccharide trong nấm Vân chi có thể dao động từ 3% đến 7% trên tổng trọng lượng. 

Hàm lượng polysaccharide trong nấm Linh chi có thể dao động từ 1% đến 1,2% trên tổng trọng lượng. 

Ngoài ra, một số loại tảo cũng chứa lượng lớn polysaccharides có thể kể đến như tảo xoắn, tảo nâu và một số loại rong biển...

 

Bổ sung dược chất Polysaccharides bằng cách nào?

Nấm Vân chi từ An Dược Việt
Nấm Vân chi (Trametes versicolor) là một trong những dược liệu quý có chứa hoạt chất Polysaccharides. Không chỉ dừng lại ở đó, trong Nấm Vân chi r còn chứa các loại hoạt chất tốt với sức khỏe bao gồm:
  • Triterpenes: Triterpenes là một loại hợp chất có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn. Triterpenes cũng có thể giúp giảm cholesterol và cải thiện chức năng gan.
  • Lectins: Lectins là một loại protein có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và chống lại các tế bào ung thư.
  • Flavonoids: Flavonoids là một loại chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do.
  • Vitamin và khoáng chất: Trametes versicolor cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C, vitamin D, vitamin E, kali, sắt, kẽm,...
 

Đăng ký nhận thông tin khuyến mãi